Bệnh Sởi – Mối đe dọa cần biết

NTT –  Sởi từng là cơn ác mộng khiến 2,9 triệu người chết mỗi năm. Năm 2014, đại dịch sởi tấn công Việt Nam, bệnh nhi nằm tràn lan ở bệnh viện, thai phụ sinh non, trẻ tử vong vì sởi là nỗi ám ảnh kinh hoàng của hàng triệu người. Đến nay, sởi vẫn là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch và là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

  1. Bệnh sởi (Morbilli) là gì?

Virus sởi một loại virus ARN thuộc chi Morbillillin nằm trong họ Paramyxoviridae và chỉ có một vật chủ tự nhiên là con người.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cao, hơn cả Ebola, bệnh lao hay bệnh cúm. Bệnh sởi cũng có thể lây lan nếu như một người nào đó chạm vào một bề mặt hoặc một vật nào đó đã bị nhiễm virus, sau đó chạm vào miệng hoặc mũi của chính họ hoặc ăn uống khi chưa rửa tay.

Virut sởi có 2 kháng nguyên chính là

– Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (Hemagglutinin).

– Kháng nguyên tan hồng cầu (Hemolysin).

Khi mắc bệnh sởi, vi rút  kích thích cơ thể sinh kháng thể. Kháng thể xuất hiện từ ngày thứ 2-3 sau khi bắt đầu  mọc ban và tồn tại lâu dài. Miễn dịch trong sởi là miễn dịch bền vững

2. Bệnh Sởi lây qua đường nào?

Bệnh sởi rất dễ lây lan; tỷ lệ tấn công ở một người nhạy cảm với bệnh sởi là 90%. Thời gian lây nhiễm được ước tính là từ 5 ngày trước khi xuất hiện phát ban đến 4 ngày sau đó. Các giọt truyền nhiễm từ dịch tiết đường hô hấp của bệnh nhân mắc bệnh sởi có thể lưu lại trong không khí đến hai giờ. Do đó, bệnh có thể lây truyền trong không gian nhỏ, ngay cả khi không tiếp xúc giữa người với người.

Là một bệnh lý có tính chất lây nhiễm rất cao thông qua việc nuốt hoặc hít những hạt dịch tiết đường hô hấp từ một người bị nhiễm thông qua hắt hơi hoặc ho, virus sởi lây lan trong không khí và làm nhiễm trùng đường hô hấp, có khả năng gây tử vong đối với trẻ em suy dinh dưỡng hoặc trẻ em quá nhỏ chưa thể tiêm vắc xin.Tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể của người mắc đậu mùa khỉ

3. Biểu hiện bệnh

Sởi là một bệnh truyền nhiễm chết người thường tấn công trẻ em. Sau một thời gian ủ bệnh từ 10 đến 12 ngày, bệnh sởi xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Sốt,
  • Ho khan,
  • Sổ mũi,
  • Ăn không ngon,
  • Chảy máu cam,
  • Đau họng,
  • Viêm kết mạc

Xuất hiện những đốm Koplik trắng nhỏ với tâm màu trắng hơi xanh trên nền đỏ bên trong miệng hay trên niêm mạc bên trong của má.

Giai đoạn ủ bệnh và nhiễm trùng kéo dài từ 2 đến 3 tuần.

Trong 10 đến 14 ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm. Người bệnh không có dấu hiệu hoặc triệu chứng của bệnh sởi trong thời gian này. Vì là những triệu chứng không đặc hiệu và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác, bệnh sởi thường bắt đầu bằng sốt nhẹ đến trung bình, kèm theo ho dai dẳng, sổ mũi, viêm kết mạc và đau họng. Dấu hiệu này có thể kéo dài hai hoặc ba ngày.

Sau đó xuất hiện các nốt phát ban, những đốm nhỏ màu đỏ, hơi sưng. Vài ngày sau những vết mẩn ngứa khó chịu bắt đầu lan ra khắp cơ thể, bắt đầu trên mặt và cổ và di chuyển xuống dưới. Phát ban thường kéo dài trong ba đến năm ngày và sau đó biến mất. Đồng thời, cơn sốt tăng mạnh, thường cao tới 40 đến 41 độ C.

4. Chuẩn Đoán

technician placing blood tubes in the laboratory centrifuge
  • Căn cứ lâm sàng
  • Hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc nặn
  • Ban giai đoạn sớm: Hạt Koplik
  • Hội chứng viêm long đường hô hấp
  • Sưng nề mí mắt, viêm kết mạc mắt
  • Rối loạn tiêu hoá, ỉa lỏng
  • Giai đoạn toàn phát: Ban dát sẩn mọc theo thứ tự từ mặt xuống thân mình và chi. Ban bay cũng theo thứ tự và để lại trên da vết “vằn da hổ.”
  • Căn cứ xét nghiệm
  • Phân lập virut từ máu, mũi họng(giai đoạn sớm). Thực tế rất ít áp dụng.
  • Tìm tế bào khổng lồ Hecht ở dịch tiết mũi họng (ít áp dụng).
  • Chẩn đoán huyết thanh: Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu, phản ứng kết hợp bổ thể, phản ứng ELISA. Các xét này cần làm vào ngày thứ 3-4 khi có nghi ngờ sởi, làm 2 lần, cách nhau 7-10 ngày, hiệu giá kháng thể lần hai tăng gấp 4 lần là có giá trị chẩn đoán.

Các xét nghiệm trên ít có giá trị thực tế vì khó thực hiện.

5. Hướng dẫn điều trị

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh sởi, nên dự phòng là yếu tố tiên quyết. Nếu chẳng may mắc bệnh, người bệnh cần biết cách sử dụng thuốc đúng, theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh những biến chứng nguy hiểm do việc dùng thuốc không chính xác gây ra.

Chủ yếu là điều trị triệu chứng, săn sóc và nuôi dưỡng.

  • Hạ sốt: Phương pháp vật lý, thuốc hạ sốt thông thường (paracetamol).
  • An thần.
  • Thuốc ho, long đờm.
  • Kháng histamin: Dimedron, pipolphen.
  • Sát trùng mũi họng: Nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch chloromycetin, argyrol.
  • Dùng vitamin A cho trẻ em mắc bệnh sởi theo khuyến cáo của WHO

6. Cách phòng chống bệnh

Tiêm phòng bệnh sởi, quai bị và rubella: Để ngăn chặn sự lây truyền rộng rãi, khả năng miễn dịch của cộng đồng phải được duy trì trên 85% đến 95%.

Sau khi mắc sởi xong hoặc sau khi được tiêm đủ 2 mũi vắc xin theo lịch tiêm chủng thì có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Tăng cường dinh dưỡng đầy đủ để phòng suy dinh dưỡng; tăng cường vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân cho trẻ tránh mắc bệnh cơ hội.

Nguyễn Duy Thống – Khoa KTXNYH (Tổng hợp)

http://www.benhvien103.vn/benh-soi/

https://vnvc.vn/benh-soi-nguyen-nhan-trieu-chung-cach-phong-ngua-va-dieu-tri-hieu-qua/.

https://medlatec.vn/tu-dien-benh-ly/soi-saRyd

https://vncdc.gov.vn/can-biet-ve-benh-soi-va-cach-phong-benh-nd13434.html

Call Now