Ảnh hưởng không khí lạnh phía Bắc, tại TP HCM có lúc xuống 20 độ C, ở Nam Bộ có nơi giảm sâu còn 17 độ C vào sáng sớm. Tiết trời Sài Gòn se lạnh, gió nhẹ khiến nhiều người phải mặc áo khoác, găng tay. Tiết giá lạnh dễ dẫn tới các vấn đề sức khỏe như đau khớp, viêm loét dạ dày và thường gặp nhất là đau họng – ho dai dẳng lâu ngày ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống.
Ngày này, với sự phát triển của ngành dược phẩm, những loại thuốc tiện lợi đã được sản xuất để điều trị những triệu chứng khó chịu này. Tuy nhiên, việc sử dụng dược liệu theo công thức dân gian để điều trị bệnh vẫn được ứng dụng rất nhiều trong đời sống.
Húng chanh cũng là một trong những dược liệu thường được sử dụng để chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho do viêm họng và giải cảm rất tốt.
Húng chánh có tên khoa học Plectranthus amboinicus Lamiaceae. Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.
Công dụng của húng chanh
Theo Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS.TS. Đỗ Tất Lợi, ngoài công dụng làm gia vị, húng chanh là một thuốc chữa cảm cúm, chữa ho hen. Còn dùng ngoài để giã đắp lên những vết do rết và bọ cạp cắn. Thường dùng tươi với liều 10-16g một ngày.
Giảm viêm họng
Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.
Lá húng chanh có tới 65.2% hàm lượng tinh dầu là hợp chất Codein và Phenolic giúp tăng sức đề kháng khi bị viêm họng và ho. Để đạt được công dụng này cần làm siro húng chanh bằng cách lấy 20g lá húng chanh đã được thái nhỏ đem hấp cách thủy cùng 20g đường phèn sau đó chắt lấy nước uống 1 lần/ngày, uống liên tục 3 – 5 ngày.
Giảm sốt
Húng chanh giúp hạ sốt. Ngoài ra, còn giúp ra mồ hôi, loại bỏ độc tố qua da và tăng nhanh quá trình phục hồi.
Để nhanh ra mồ hôi và đào thải độc tố, giúp hạ nhiệt khi bị sốt và cảm cúm thì lá húng chanh là một thảo dược tuyệt vời đáng để lựa chọn. Bài thuốc dành cho các trường hợp này là giã nát một nắm lá húng chanh với ít nước sôi và muối sau đó chắt lấy nước cốt uống 2 lần/ngày. Phần bã thu được sau khi giã hãy dùng để thoa khắp bề mặt da của cơ thể.
Giảm hội chứng ruột kích thích
Hãm lá cây húng chanh uống như nước trà sẽ trị khó chịu dạ dày và giảm hội chứng ruột kích thích.
Mỗi ngày dùng một nắm lá húng chanh hãm uống như uống trà sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích nhờ đó mà đường ruột hoạt động trơn tru hơn.
Phòng tránh bệnh ngoài da
Vitamin A trong lá húng chanh rất tốt cho thị lực và cũng là chất thiết yếu của hệ miễn dịch. Nhờ có nó mà tình trạng oxy hóa được ngăn ngừa; tình trạng viêm nhiễm do mụn trứng cá, vảyVới các trường hợp bị vảy nến, chàm da, côn trùng đốt,… có thể lấy 20g lá húng chanh đem giã cùng chút muối và đắp trực tiếp lên da. Các hợp chất chống viêm trong lá húng chanh sẽ giúp giảm đỏ và sưng tấy trên vùng da bị tổn thương. nến,… được cải thiện.
Chữa hôi miệng
Dùng húng chanh khô sắc lấy nước, thường xuyên ngậm và súc miệng, làm 5-7 lần trong ngày.
Giảm viêm khớp
Hàm lượng acid béo omega-6 có trong lá cây húng chanh có thể hỗ trợ giúp giảm chứng viêm khớp.
Cải thiện thị lực
Loại cây này có chứa một lượng vitamin A nhất định, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Cải thiện chức năng thận
Cây húng chanh giúp lợi tiểu. Từ đó, nó giúp cơ thể đào thải các độc tố bằng cách kích thích đi tiểu.
Tăng lượng sữa mẹ
Ở Ấn Độ và một số vùng của Indonesia, người dân vẫn sắc loại cây này cho các bà mẹ mới sinh uống để tăng lưu lượng sữa mẹ.
Giảm căng thẳng và lo âu
Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất có trong cây húng chanh có tác dụng an thần nhẹ. Hãm lá húng chanh như trà để uống để giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn, căng thẳng, giúp thư giãn, ngủ ngon.
Kiểm soát đường huyết
Lá húng chanh có thể kiểm soát đường huyết vì nó làm chậm quá trình giải phóng đường trong máu để đường huyết không tăng nhanh. Bên cạnh đó, nó còn góp phần ngăn ngừa biến chứng có liên quan tới bệnh tiểu đường như tăng insulin huyết, cân nặng quá mức,… Nhờ thế mà cải thiện rõ rệt chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tiểu đường.
Lưu ý khi dùng lá húng chanh
Mặc dù lá húng chanh là một loại thảo dược rất tốt với sức khỏe nhưng tinh dầu thu được từ lá của nó có chứa estragole, nếu dùng đường uống trong thời gian dài có thể không tốt cho gan. Mặt khác, chiết xuất từ tinh dầu hoặc tinh dầu húng chanh còn có nguy cơ làm chậm quá trình đông máu, làm trầm trọng hơn tình trạng rối loạn chảy máu. Cũng vì điều này mà các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên dùng lá húng chanh tối thiểu 2 tuần trước khi thực hiện phẫu thuật.
Một điều cần chú ý nữa là chiết xuất từ lá húng chanh có thể làm hạ huyết áp, những người bị huyết áp thấp nên hạn chế dùng thảo dược này. Ngoài ra, một số tác động tiêu cực do việc lạm dụng lá húng chanh cũng cần được lưu tâm là:
– Lông của lá húng chanh dễ gây kích ứng với những làn da nhạy cảm.
– Phụ nữ đang cho con bú hoặc đang mang thai cần thận trọng khi dùng lá húng chanh để trị bệnh, để an toàn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những công dụng và bài thuốc từ lá húng chanh trên đây chỉ mang tính tham khảo, hiệu quả đạt được như thế nào còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Do đó, trước khi quyết định dùng loại lá này như một dạng thảo dược tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có được những tư vấn hữu ích.
Mỹ Nhân – Khoa KTXNYH (Tổng hợp)