Mối Lo Ngại Về Sự Quay Trở Lại Của Bệnh Sởi

Bệnh Sởi, một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Sởi (Polinosa morbillarum) gây ra, lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, đã và đang có những diễn biến phức tạp trên toàn cầu và tại Việt Nam trong năm 2025. Sự gia tăng số ca mắc và tử vong đặt ra thách thức lớn cho hệ thống y tế và cộng đồng.

Tình hình trên thế giới:

  • Tại Hoa Kỳ, tính đến đầu tháng 4 năm 2025, đã ghi nhận 483 ca mắc Sởi tại 19 tiểu bang, tăng 70% so với tổng số ca năm 2024. Texas chịu ảnh hưởng nặng nề nhất với 87% số ca mắc. Phần lớn các trường hợp là trẻ em chưa được tiêm phòng.
  • Khu vực châu Âu báo cáo số ca mắc Sởi cao nhất trong hơn 25 năm qua, với hơn 40% số ca là trẻ em dưới 5 tuổi và hơn một nửa số ca phải nhập viện. ​
  • Theo CDC Hoa Kỳ, các quốc gia có số ca mắc Sởi cao nhất từ tháng 8 năm 2024 đến tháng 1 năm 2025 bao gồm Yemen (7.584 ca), Pakistan (6.661 ca), và Ấn Độ (6.532 ca).

 

Tình hình tại Việt Nam:

  • Theo số liệu của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 42.000 ca nghi mắc Sởi tại 63 tỉnh, thành, trong đó ít nhất 6 ca tử vong. Phần lớn bệnh nhân là trẻ 9 tháng đến dưới 15 tuổi, nhiều trẻ chưa tiêm chủng đầy đủ.
  • Trong 3 tháng đầu năm 2025, Bệnh viện Nhi đồng 1 ghi nhận 1.520 ca Sởi nhập viện. Trong đó, có 473 ca bệnh của TP.HCM và 1.047 ca bệnh tới từ các tỉnh lân cận. Có tới 40% ca bệnh dưới 9 tháng tuổi và 83% bệnh nhân nặng chưa tiêm đầy đủ vaccine.
  • Tại Bệnh viện Nhi Hà Nội, từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã tiếp nhận gần 300 ca mắc Sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc Sởi điều trị ngoại trú.

 

Nguyên nhân bùng phát Sởi

  • Sự sụt giảm tỉ lệ tiêm chủng.
  • Suy giảm miễn dịch cộng đồng
  • Chu kỳ bùng phát dịch Sởi
  • Sự lan truyền nhanh của virus do di chuyển và du lịch quốc tế
  • Gián đoạn chương trình tiêm chủng do đại dịch COVID-19
  • Thiếu hụt thông tin chính xác và các chiến dịch tuyên truyền không đủ mạnh
  • Di biến động dân cư và việc bỏ sót trẻ chưa tiêm tại trường học
  • Tâm lý chống vaccine và thông tin sai lệch

 

Biến chứng của bệnh Sởi

 

  • Biến chứng hô hấp: viêm phổi, viêm thanh quản, viêm phế quản
  • Biến chứng thần kinh: viêm màng não, viêm não cấp tính, viêm não xơ hóa bán cấp
  • Biến chứng tiêu hóa: tiêu chảy nặng, viêm ruột hoạt tử
  • Biến chứng mắt: viêm viêm kết mạc, viêm / loét giác mạc
  • Biến chứng trên phụ nữ mang thai: sẩy thai, sinh non
  • Suy giảm miễn dịch kéo dài
  • Tỉ lệ tử vong có thể lên tới 2-3% trong những trường hợp không được điều trị kịp thời

 

Biện pháp phòng ngừa

  • Tiêm vaccine Sởi là biện pháp hiệu quả nhất
  • Bổ sung vitamin A, tăng cường dinh dưỡng, uống nhiều nước
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng
  • Giáo dục sức khỏe cộng đồng
  • Áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện
  • Cách ly và đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn và điều trị kịp thời

Dịch Sởi hiện nay không chỉ là vấn đề của các quốc gia có tỉ lệ tiêm chủng thấp mà còn là lời nhắc nhở về tầm quan trọng của các biện pháp phòng ngừa bệnh tật, đặc biệt là tiêm vaccine.

 

Tài Liệu Tham Khảo:

  1. https://www.cdc.gov/global-measles-vaccination/data-research/global-measles-outbreaks/index.html
  2. https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/-/asset_publisher/TW6LTp1ZtwaN/content/nguoi-dan-benh-vien-o-tphcm-khong-chu-quan-truoc-benh-soi-du-ca-mac-ang-giam/
  3. https://soyte.hanoi.gov.vn/diem-bao/-/asset_publisher/4IVkx5Jltnbg/content/-iem-thong-tin-y-te-tren-cac-bao-ngay-1-4-2025/
  4. World Health Organization (WHO). (2023). “Measles: Key facts.” https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/measles
  5. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). (2023). “Measles.” https://www.cdc.gov/measles/index.html
  6. (2023). “Measles outbreaks: A global crisis.” https://www.unicef.org

TRẦN THỦY TIÊN – K.KTXNYH

 

Call Now