ĐỤC THUỶ TINH THỂ: CĂN BỆNH ĐANG CÓ XU HƯỚNG TRẺ HOÁ

Đục thủy tinh thể còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô là tình trạng rối loạn thị lực do cấu trúc protein của thủy tinh thể bị thay đổi dưới tác động của các chất gây hại sinh ra từ bên trong cơ thể hoặc từ môi trường bên ngoài. Hiện tượng thể thủy tinh trong mắt bị mờ, xuất hiện phổ biến ở những người có độ tuổi trên 40.

Hình 1. Đục thuỷ tinh thể

Triệu chứng phổ biến ở căn bệnh này là sự suy giảm thị lực. Ở giai đoạn đầu rất khó bị phát hiện bởi không gây đau đớn. Đến giai đoạn muộn, tầm nhìn của đôi mắt bị giảm sút nghiêm trọng, đồng thời gặp phải một số dấu hiệu như:

– Khó nhìn, nhất là vào ban đêm – cảm giác giống như bị quáng gà;

– Xuất hiện chấm đen ở mắt;

– Nhìn một thành hai, ba;

– Hình ảnh bị mờ ảo, không rõ nét;

– Nhạy cảm hơn với ánh sáng.

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện ở cả hai bên mắt hoặc một bên tùy từng thể trạng.

Khi đôi mắt bị lão hóa, chất chống oxy hóa – loại bỏ các gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể – bị thiếu hụt đi trầm trọng, làm cho đôi mắt các đốm mờ đục gây cản trở tầm nhìn của mắt. Hiện nay, căn bệnh này đang có xu hướng xuất hiện ở cả những người trẻ nếu bị kích thích và ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như sự bụi bẩn, ô nhiễm môi trường, thực phẩm thiếu an toàn…Một số nguyên nhân khác có thể gây nên căn bệnh đục thủy tinh thể như: thường xuyên tiếp xúc với tia cực tím, hút thuốc lá hay mắc các bệnh đái tháo đường, cao huyết áp, có tiền sử gia đình bị mắc các bệnh này…Bên cạnh các nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đục thủy tinh thể, các yếu tố liên quan bao gồm:

– Thiếu hụt các chất dinh dưỡng cho mắt. Chế độ ăn uống thiếu vitamin, khoáng chất… tác động đến cấu trúc protein của thủy tinh thể.

– Sử dụng thường xuyên chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…

– Thường xuyên tiếp xúc môi trường khói bụi ô nhiễm, khí thải chất độc hại làm gia tăng nguy cơ bị cườm khô khi còn trẻ

– Căng thẳng

Hình 2. Đục thuỷ tinh thể ở người già

Để xác định đối tượng mắc bệnh đục ngoài việc kiểm tra tiền sử về các bệnh lý và thực hiện kiểm tra mắt. Các bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm bao gồm

– Kiểm tra thị lực hai mắt thông qua biểu đồ hoặc thiết bị chuyên dụng với bảng chữ cái nhỏ dần.

– Kiểm tra mắt bằng kính hiển vi: Kính sẽ phóng đại các cấu trúc ở phía trước của mắt, giúp  dễ dàng phát hiện ra những bất thường bên trong mắt.

Vì vậy, cần chủ động phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể từ sớm, khám mắt ngay khi có những dấu hiệu như mỏi mắt, nhìn mờ, nhòe, nhức mắt, khô mắt, rát mắt… Người bệnh cao huyết áp, tiểu đường… cần chia sẻ các dấu hiệu đang gặp phải, nhằm phát hiện sớm biến chứng có thể ảnh hưởng đến mắt. Thêm vào đó, cần bổ sung dinh dưỡng thiết yếu qua chế độ ăn uống, đa dạng thực phẩm, các loại vitamin, các dưỡng chất chuyên biệt hỗ trợ thủy tinh thể. Đồng thời, trang bị các thiết bị bảo hộ chuyên dụng theo đặc thù công việc, đeo kính mát khi đi ra ngoài tránh tác hại của ánh mặt trời và khói bụi. Tránh xa các yếu tố nguy cơ gây hại thủy tinh thể như rượu bia, khói thuốc lá…

Sau khi phẫu thuật điều trị đục thuỷ tinh thể, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường và tăng cường những thực phẩm giàu vitamin và khoáng tốt cho mắt như vitamin A, B, C… có nhiều trong rau củ quả như cà chua, cà rốt, bơ, các loại hạt, cải xoăn, súp lơ, rau bina…. Không nên sử dụng rượu bia, chất kích thích; thức ăn cay nóng…

Hình 3. Phẫu thuật điều trị đục thuỷ tinh thể

Việc phát hiện chậm trễ, chủ quan, phớt lờ các dấu hiệu ban đầu của bệnh là nguyên nhân chính khiến quá trình điều trị trở nên phức tạp hoặc không thể điều trị dẫn đến tình trạng mù lòa – biến chứng do thủy tinh thể gây ra tạo thành gánh nặng cho bản thân người bệnh, gia đình và xã hội. Bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, nếu không có biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị từ sớm sẽ gây tổn thất lớn đến nguồn nhân lực của xã hội.

DS. Trần Thủy Tiên ( Khoa Kỹ thuật thuật xét nghiệm y hoc – Tổng hợp) 

Tài liệu tham khảo

  1. Cataracts – Causes, Symptoms, Risk Factors. www.healthline.com/health/cataract
  2. Mohammadpour M, Shaabani A, Sahraian A, Momenaei B, Tayebi F, Bayat R, Mirshahi R (June 2019).”Updates on managements of pediatric cataract”. Journal of Current Ophthalmology. 31 (2): 118–

Call Now