Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học lần 3 tại ĐH Nguyễn Tất Thành

Đến tham dự chương trình có bà Selena Lê, Giám đốc Quỹ đầu tư WSAFE; ông Doãn Bá Nhựt, Giám đốc Trung tâm Khoa học Kỹ Thuật và Môi trường (CESAT); bà Quách Kim Nguyệt, đại diện Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Tân Bình; ông Đỗ Đình Tuấn, Công ty TNHH Công nghệ Môi trường Cetech; ông Huỳnh Tấn Đạt, Giám đốc Công ty TNHH MTV Công nghệ Môi trường Lê Huỳnh; ông Lê Minh Thành, Cty CP Dịch vụ Công Nghệ và Xử lý Chất thải Môi Trường; ông Nguyễn Uy Thứ, Phó giám đốc Công Ty TNHH Trà Vinh Farm; ông Võ Anh Kiệt, đại diện Công ty TNHH Giải pháp Môi trường Hana; ông Nguyễn Thanh Tú, đại diện Công ty TNHH một thành viên suất ăn hàng không Việt Nam; bà Võ Khánh Thanh, đại diện Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Đồng Nai; TS. Trần Thị Như Trang, Trưởng khoa Kỹ thuật thực phẩm và Môi trường ĐH Nguyễn Tất Thành cùng toàn thể quý thầy cô và các bạn sinh viên thuộc các ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, Công nghệ Thực phẩm, Quản lý Tài nguyên và Môi trường.

Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học là hoạt động thường niên do Ban chủ nhiệm khoa Kỹ thuật Thực phẩm và Môi trường quan tâm tổ chức nhằm tạo sân chơi, học tập – nghiên cứu khoa học, qua đó phát hiện và bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đây cũng là dịp để Khoa tổng kết, đánh giá và biểu dương các thành tích đạt được trong hoạt hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong năm học 2019–2020. Cũng vì lẽ đó mà năm nay, chương trình đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của các thầy cô và sự tham gia nhiệt tình của các bạn sinh viên với nhiều báo cáo chất lượng, thực tế và có chủ đề vô cùng đa dạng.

 

Hội thảo sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2020 đã thu hút được nhiều báo cáo khoa học chất lượng

Qua quá trình kiểm tra và đánh giá, Ban Giám khảo đã lựa chọn được 77 báo cáo nổi bật nhất để tham dự hội nghị. Trong đó có 16 đề tài của sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật hóa học, 29 đề tài của sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm và 32 đề tài báo cáo của sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường. Theo đó, mỗi đề tài sẽ báo cáo bằng poster hoàn toàn bằng tiếng Anh, hoặc trình bày qua video 45-60s trước Hội đồng đánh giá là những thầy cô, đại diện các doanh nghiệp giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

 

Ban tổ chức chương trình trao giải thưởng khuyến khích các thí sinh có báo cáo xuất sắc

Tổng kết hội thảo, Ban tổ chức đã tìm ra được các đề tài báo cáo xuất sắc về phần poster và video. Kết quả chung cuộc được công bố theo cơ cấu giải thưởng như sau:

GIẢI

VIDEO

POSTER

Giải nhất

– SV Hoàng Công Toại, lớp 16DHH1A ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với đề tài Khảo sát thành phần hydrosol Hoa hồng theo phương pháp chưng cất trực tiếp và  Điều chế hệ nhũ tương nano với dầu dừa (do ThS. Nguyễn Thị Ngọc Lan hướng dẫn)

– SV Trương Dương Mỹ Chi, lớp 16DTP1A ngành Công nghệ Thực phẩm với đề tài Ảnh hưởng của quá trình chần và sấy không khí nóng đến sự thoát ẩm và hoạt tính sinh học của hạt đậu phộng mầm (do ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung hướng dẫn)

Giải nhì

– SV Huỳnh Long, lớp 16DTP1A ngành Công nghệ Thực phẩm với đề tài Ảnh hưởng của điều kiện trích ly có hỗ trợ siêu âm đến hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa trong dịch trích vỏ trắng bưởi Da xanh (CITRUS MAXIMA (BURM.)MERR.) (do ThS. Nguyễn Hồng Khôi Nguyên hướng dẫn)

– SV Phạm Quốc Thắng, lớp 16DHH1A ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với đề tài Nghiên cứu chưng cất phân đoạn tinh dầu tiêu để nâng cao hàm lượng Caryophylen (do ThS. Nguyễn Đình Phúc hướng dẫn)

– SV Huỳnh Ngọc Dương, lớp 16DTP1A ngành Công nghệ Thực phẩm với đề tài So sánh hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa trong dịch trích từ vỏ trắng bưởi Năm Roi (CITRUS MAXIMA (BURM. MERR.) thu hoạch ở các độ tuổi khác nhau bằng phương pháp trích ly hỗ trợ siêu âm và hỗ trợ nhiệt (do PGS.TS. Bạch Long Giang hướng dẫn)

– SV Nguyễn Thị Cẩm Thi, lớp 16DTNMT1A ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường với đề tài Nghiên cứu tận dụng vỏ và xơ mít kết hợp phế phẩm nông nghiệp để sản xuất giá thể hữu cơ (do ThS. Trần Thành hướng dẫn)

Giải ba

– SV Phạm Quốc Thắng, lớp 16DHH1A ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với đề tài Nghiên cứu chưng cất phân đoạn tinh dầu tiêu để nâng cao hàm lượng Caryophylen (do ThS. Nguyễn Đình Phúc hướng dẫn)

– SV Nguyễn Huỳnh Thanh Thư, lớp 16DHH1A ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với đề tài Phân đoạn tinh dầu sả chanh và xác định đặc tính các phân đoạn (do ThS. Đỗ Đình Nhật hướng dẫn)

– SV Nguyễn Thị Xuân Mai, lớp 16DTNMT1A ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường với đề tài Đánh giá khả năng loại bỏ kháng sinh oxytetracycline trong nước bằng lục bình (do ThS. Lê Thị Hồng Diệp hướng dẫn)

– SV Huỳnh Ngọc Dương, lớp 16DTP1A ngành Công nghệ Thực phẩm với đề tài So sánh hàm lượng polyphenol, flavonoid và hoạt tính chống oxy hóa trong dịch trích từ vỏ trắng bưởi Năm Roi (CITRUS MAXIMA (BURM.)MERR.) thu hoạch ở các độ tuổi khác nhau bằng phương pháp trích ly hỗ trợ siêu âm và hỗ trợ nhiệt (do PGS.TS. Bạch Long Giang hướng dẫn)

– SV Nguyễn Thị Phương, lớp 15DTNMT1A ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường với đề tài Nghiên cứu khả năng hấp phụ norfloxacine trong nước bằng than sinh học có nguồn gốc từ bã cà-phê (do TS. Võ Thị Diệu Hiền hướng dẫn)

– SV Hồ Nguyễn Hoàng Yến, lớp 16DTNMT1A ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường với đề tài Nghiên cứu khả năng hấp phụ amoni trong nước bằng than sinh học có nguồn gốc từ bã cà-phê (do TS. Võ Thị Diệu Hiền hướng dẫn)

Khuyễn khích

– SV Nguyễn Thị Thục Huệ, lớp 16DHH1A ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với đề tài Nghiên cứu quá trình tẩy màu dịch chiết từ quả bồ hòn ứng dụng trong sản xuất các sản phẩm tẩy rửa (do thầy Phạm Hoàng Danh hướng dẫn)

– SV Nguyễn Đình Huy, lớp 16DHH1A ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với đề tài The adsorptive treatment of methylene blue from aqueous solution by spent coffee ground (do TS. Triệu Quốc An hướng dẫn) 

– SV Nguyễn Thị Lan Hương, lớp 16DHH1A ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với đề tài Đánh giá chất lượng và đặc tính kháng oxy hóa của tinh dầu bạc hà Nhật từ tỉnh BR-VT (do ThS. Trần Bùi Phúc hướng dẫn)

– SV Lê Nguyễn Đức Huy, lớp 16DTP1A ngành Công nghệ Thực phẩm với đề tài Tạo hạt gel alginate chứa anthocyanin từ đài hoa bụp giấm (Hibiscus sabdariffa L.) (do ThS. Nguyễn Quốc Duy)

– SV Nguyễn Thị Phương, lớp 15DTNMT1A ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường với đề tài Nghiên cứu khả năng hấp phụ norfloxacine trong nước bằng than sinh học có nguồn gốc từ bã cà-phê (do TS. Võ Thị Diệu Hiền hướng dẫn)

– SV Lê Phước Hải, lớp 16DTNMT1A ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường với đề tài Kiểm kê dấu chân carbon (CF) và lồng ghép giải pháp tăng trưởng xanh hướng đến nền kinh tế ít carbon cho một số quy trình công nghệ may điển hình thuộc Tập Đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) (do ThS. Lê Nguyễn hướng dẫn).

TS. Trần Thị Như Trang, Trưởng khoa Kỹ thuật thực phẩm và Môi trường ĐH Nguyễn Tất Thành, phát biểu tổng kết hội thảo

Phát biểu tổng kết hội nghị, TS. Trần Thị Như Trang, Trưởng khoa Kỹ thuật thực phẩm và Môi trường ĐH Nguyễn Tất Thành đánh giá cao tinh thần đam mê nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên, đồng thời ghi nhận sự nỗ lực và tự tin của các bạn thông qua quá trình thực hiện và thuyết trình trước đám đông. TS. Trần Thị Như Trang cũng hy vọng các hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo Nhà trường, các giảng viên, nghiên cứu viên góp phần tạo nên môi trường nghiên cứu khoa học chuyên nghiệp, và đặc biệt là cùng chung tay để tạo ra những ảnh hưởng mang tính đột phá, thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực khoa học công nghệ nước nhà.

Tin và ảnh: Thanh Hương – Tiến Thành

Call Now