Respiratoire Syncytial virus: Mối nguy hại đến đường hô hấp

Respiratoire Syncytial virus – RSV là một trong những tác nhân chính gây viêm tiểu phế quản (30-50% tổng số ca mắc bệnh) và các bệnh đường hô hấp khác ở cả người lớn và trẻ em, song phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hình 1. Viêm tiểu phế quản ở trẻ em.

Virus tác động đến đường hô gấp trên – nhiễm trùng mũi, miệng và lan rộng xuống đường hô hấp dưới – phổi, khí quản gây sưng viêm ống thở. Trong điều kiện nhiệt độ thấp, xuất hiện tỷ lệ lây nhiễm cao dẫn đến tình trạng suy giảm miễn dịch, viêm tiểu phế quản ở trẻ sơ sinh, cảm lạnh thông thường ở người lớn, viêm phổi ở người già.

Hình 2. Tác động của vaccin đến chu kỳ sao chép của RSV

RSV có RNA sợi đơn liên kết với 10 protein đặc hiệu, trong đó protein G và F giúp xâm nhập vào bên trong tế bào, được chia thành hai phân nhóm chính: RSV subtype A – RSVA là chủng gây bệnh phổ biến, có độc tính, tải lượng cao, thời gian lây truyền nhanh hơn RSV subtype B – RSVB. Con đường lây bệnh chủ yếu khi trẻ em tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc gián tiếp qua các chất nhầy, nước bọt trong khi hắt hơi, thở khò khè, ho hay nói chuyện với thời kỳ ủ bệnh: 4- 6 ngày.

– Ở trẻ sơ sinh: Bệnh khởi phát với triệu sốt nhẹ, chảy n­ước mũi, hắt hơi, ho 25-40% trẻ bị bệnh có biểu hiện viêm đ­ường hô hấp dư­ới như­ viêm phổi, viêm phế quản. Bệnh diễn biến đặc biệt nặng ở trẻ có bệnh tim bẩm sinh bệnh đư­ờng hô hấp bẩm sinh hoặc suy giảm miễn dịch, trẻ suy dinh dưỡng, đang sử dụng thuốc điều trị, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 37%. Trẻ mắc bệnh thường dưới 24 tháng tuổi, trong đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 6 tháng tuổi hoặc có tiền sử mắc các bệnh về đường hô hấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
– Ở ng­ười lớn: Chủ yếu là biểu hiện cảm lạnh như­ sổ mũi, đau rát họng, ho kèm theo sốt nhẹ và mệt mỏi, đau đầu. Có thể gặp viêm phổi ở ng­ười cao tuổi có bệnh mạn tính về hệ hô hấp như: Hen phế quản, tắc nghẽn phổi, đang mắc bệnh tim, đang điều trị ung thư, người nhiễm HIV.

Để chẩn đoán bệnh viêm tiểu phế quản, gia đình cần cung cấp thông tin tiền sử bệnh và khám sức khỏe. Sau đó, tiến hành khám phổi và thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán thường quy để loại trừ khả năng mắc bệnh viêm phổi và hen suyễn. Quá trình lấy mẫu xét nghiệm không để lại biến chứng cho bệnh nhân như hút mũi thu dịch tiết, rửa mũi thu mẫu bệnh phẩm bằng nước muối sinh lý hoặc dùng tăm bông thu mẫu dịch tiết ở mũi….

  • Chụp X-quang ngực quan sát đặc điểm mô, xương và các cơ quan giúp phát hiện tình trạng viêm phổi.
  • Xét nghiệm máu kiểm tra số lượng bạch cầu, nồng độ oxy và xác định tác nhân chính gây bệnh.
  • Xét nghiệm chỉ số SpO2 hỗ trợ phát hiện sớm tình trạng thiếu hụt oxy trong máu.

Hình 3. Xét nghiệm test nhanh RSV

  • Xét nghiệm test nhanh sử dụng phương pháp sắc ký miễn dịch định tính kháng nguyên virus.
  • Xét nghiệm sinh học phân tử nhận diện vật chất di truyền của virus RSV – xét nghiệm chẩn đoán chính xác định nhiễm RSV.

Phương pháp điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng và chống bội nhiễm

  • Liệu pháp hô hấp: Thở ôxy và chống co thắt phế quản. Khi thiếu oxy trầm trọng, cần đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo .
  • Phun mũi ribavirin: Đư­ợc áp dụng trên một số trẻ sơ sinh cho thấy hiệu quả tốt trong việc phục hồi chức năng hô hấp, kể cả cải thiện tình trạng khí máu ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên ch­ưa thấy tác dụng rõ rệt của ribavirin trên ng­ười lớn bị viêm phổi do nhiễm RSV.

Trẻ bị viêm tiểu phế quản nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là đối với trẻ sinh non hoặc đang gặp phải các vấn đề sức khỏe khác, mắc các bệnh mãn tính. Các biến chứng này bao gồm rối loạn chức năng hô hấp, suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, ngưng thở, viêm phổi, xẹp phổi, viêm tai giữa, hen phế quản…  Do đó, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhất là khi thời tiết bắt đầu chuyển lạnh.

Nguyễn Vân Hương – Khoa KTXNYH (Tổng hợp)

Tài liệu tham khảo:

  1. “ICTV Taxonomy history: Human orthopneumovirus”. International Committee on Taxonomy of Viruses (ICTV). 25 September 2022.
  2. “FDA Approves First Respiratory Syncytial Virus (RSV) Vaccine”(Press release). U.S. Food and Drug Administration (FDA). 3 May 2023.
  3. Saravanos GL, King CL, Deng L, Dinsmore N, Ramos I, Takashima M, et al. (December 2021). “Respiratory Syncytial Virus–Associated Neurologic Complications in Children: A Systematic Review and Aggregated Case Series”. The Journal of Pediatrics. 

Call Now