Sản giật: Tai biến sản khoa nguy hiểm

Sản giật là biến chứng nội khoa thường gặp nhất ở phụ nữ mang thai với tỉ lệ từ 2% – 8%. Triệu chứng thường gặp là co giật, hôn mê sâu, sưng phù tay, chân, đau đầu, buồn nôn, ói mửa, đau bụng, thị lực kém, huyết áp tăng và protein niệu. Tiền sản giật là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sản giật ở thai phụ – một trong những nguyên nhân chính gây tử vong cho mẹ và thai nhi.

Bệnh có thể ảnh hưởng đến chức năng thận. Thông thường, thận sẽ lọc các chất thải từ máu và tạo ra nước tiểu. Tuy nhiên, thận sẽ giữ lại các chất dinh dưỡng có trong máu như protein niệu – protein trong nước tiểu để phân phối lại cho cơ thể. Khi cầu thận bị hư hỏng, protein bài tiết vào nước tiểu. Do đó, có thể chỉ định lấy mẫu nước tiểu của thai phụ để xét nghiệm tìm protein.

Nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ sự bất thường trong quá trình hình thành và chức năng của nhau thai. Lưu lượng máu truyền đến nhau thai giảm đi, khiến việc nuôi dưỡng thai nhi bị hạn chế. Các cơn co giật trong sản giật thường là toàn thân, có thể xuất hiện trước, trong chuyển dạ hay trong thời kỳ hậu sản.

Biến chứng xảy ra khi huyết áp thai phụ tăng cao, lực truyền máu lên thành động mạch không đủ lớn, ảnh hưởng đến động mạch và các mạch máu khác. Hiện tượng này có thể gây sưng tấy các mạch máu trong não và thai nhi đang lớn trong bụng. Lưu lượng máu bất thường sẽ cản trở khả năng hoạt động của não bộ, có thể gây ra các cơn co giật – triệu chứng đặc trưng của hội chứng sản giật.

Tất cả thai phụ bị tiền sản giật hoặc có tiền sử mắc bệnh đều có nguy cơ xuất hiện cơn co giật. Bên cạnh đó, đối tượng thai phụ có nguy cơ cao gồm:

  • Tăng huyết áp thai kỳ hoặc mãn tính;
  • Mang thai trên 35 tuổi hoặc dưới 20 tuổi, thai đôi hoặc sinh ba;
  • Mang thai lần đầu, mắc bệnh lý thận;
  • Mắc chứng tiểu đường thai kỳ hoặc bệnh lý mạch máu

Sản giật trong thai kỳ đều gây tác động đến nhau thai – cơ quan cung cấp oxy và chất dinh dưỡng từ máu của mẹ để nuôi dưỡng thai nhi. Khi huyết áp tăng cao, lưu lượng máu qua các mạch máu giảm, nhau thai không nhận được đủ dưỡng chất để hoạt động bình thường. Để bảo đám an toàn cho thai phụ và thai nhi, có thể chỉ định thai phụ chấm dứt thai kỳ. Thai nhi sinh sớm, nhẹ cân và có nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác. Một số trường hợp có thể làm thai phụ đột quỵ, thậm chí là tử vong; thai nhi kém phát triển, sinh non và chết lưu.

Đối với những thai phụ có tiền sử hoặc được chẩn đoán tiền sản giật, sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định nguy cơ tái phát hoặc tiến triển nặng. Đối với thai phụ chưa từng mắc bệnh, có thể chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định nguy cơ mắc phải hội chứng. Những xét nghiệm này bao gồm:

  1. Xét nghiệm máu

Chỉ định thực hiện một số loại xét nghiệm máu cần thiết đánh giá tình trạng của thai phụ. Các xét nghiệm bao gồm công thức máu, đo lượng tế bào hồng cầu có trong máu, số lượng tiểu cầu xác định máu đông. Ngoài ra, xét nghiệm máu cũng giúp kiểm tra chức năng và tình trạng hoạt động của gan và thận thai phụ.

  1. Xét nghiệm creatinine

Creatinine là một chất thải được tạo ra bởi quá trình chuyển hóa cơ. Thận sẽ lọc hết creatinine từ máu, nếu cầu thận bị hư hỏng, nguy cơ creatinine dư thừa trong máu rất cao. Việc tồn dư quá nhiều chât này trong máu của thai phụ có thể là một trong những dấu hiệu của tiền sản giật – sản giật.

  1. Xét nghiệm nước tiểu

Chỉ định xét nghiệm nước tiểu nhằm kiểm tra protein niệu, cũng như tốc độ bài tiết của cơ quan này. Khám lâm sàng phát hiện triệu chứng như nhức đầu, rối loạn thị giác, đau thượng vị và tăng cân nhanh, theo dõi cân nặng lúc nhập viện và mỗi ngày sau, lượng nước tiểu. Đo huyết áp ở tư thế ngồi 4 giờ/ lần, trừ khoảng thời gian từ nửa đêm đến sáng. Thường xuyên đánh giá sức khỏe thai: siêu âm thai, monitoring thai.

Ngoài ra, cần xét nghiệm protein/niệu mỗi ngày hoặc cách hai ngày, định lượng hematocrit, đếm tiểu cầu, men gan, LDH, acid uric tăng – chỉ làm xét nghiệm đông máu khi tiểu cầu giảm và men gan tăng. Từ đó, tuỳ thuộc vào độ nặng của tiền sản giật, tuổi thai, tình trạng cổ tử cung, dấu hiệu tiền sản giật nhẹ kết thúc thai kỳ ở tuổi thai ≥ 37 tuần, phát đồ điều trị có thể thực hiện gồm

– Oxy, cây ngáng lưỡi, hút đờm nhớt, đảm bảo thông hô hấp.

– Chống co giật.

– Hạ huyết áp.

– Chấm dứt thai kỳ.

– Dự phòng các biến chứng: xuất huyết não, vô niệu, phù phổi cấp, nhau bong non, phong huyết tử cung-nhau.

Phương pháp chấm dứt thai kỳ: Nếu người bệnh vô niệu, co giật: phải gây mê, mổ lấy thai. Nếu người bệnh ổn định, 24 giờ sau cơn co giật cuối cùng, khởi phát chuyển dạ nếu cổ tử cung thuận lợi và giúp sinh bằng Forceps khi đủ điều kiện.

Trần Thủy Tiên – Khoa KTXNYH (Tổng hợp)

Tài liệu tham khảo

  1. Chappell, Lucy C.; Cluver, Catherine A.; Kingdom, John; Tong, Stephen (2021-07-24). “Pre-eclampsia”. Lancet. 398 (10297):341–354. doi:1016/S0140-6736(20)32335-7ISSN1474-547XPMID 34051884.
  2. Diaz, Virginia; Long, Qian; Oladapo, Olufemi T (2023-10-10). Cochrane Pregnancy and Childbirth Group (ed.). “Alternative magnesium sulphate regimens for women with pre-eclampsia and eclampsia”. Cochrane Database of Systematic Reviews. 2023 (10).

Call Now