• Trang chủ /
  • Tin tức
  • / Tư vấn tiến sản về khuyết tật bẩm sinh: Kiến thức đồng hành cùng sản phụ và gia đình

Tư vấn tiến sản về khuyết tật bẩm sinh: Kiến thức đồng hành cùng sản phụ và gia đình

Tư vấn tiền sản hay tư vấn trước sinh về bất thường nhiễm sắc thể – khuyết tật bẩm sinh, đánh giá chính xác nguy cơ xuất hiện thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Khi xem xét các đặc điểm của xét nghiệm sàng lọc, phụ thuộc vào nhu cầu thực tế, thai phụ có những đặc điểm sau nên được tư vấn trong mỗi lần khám thai thai trong việc lựa chọn thực hiện các xét nghiệm các bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi: Sinh con muộn ở độ tuổi > 35, đã sinh non hoặc thai lưu, sinh con bị dị tật bẩm sinh – đặc biệt là tim hoặc di truyền, đang mang thai nhiều hơn một em bé, có tiền sử bị cao huyết áp, tiểu đường, lupus, bệnh tim, các vấn đề về thận, ung thư, bệnh tình dục, hen suyễn hoặc rối loạn co giật, trong gia đình có người thân mắc chứng rối loạn di truyền…..

Hình 1. Trẻ sơ sinh dị tật 

Trong đó, các bác sĩ phụ sản chú trọng phân tích về các nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể của thai nhi đồng thời nêu rõ các ưu điểm và hạn chế khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán này. Các thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, thai phụ và gia đình có thể chấp nhận hoặc từ chối sau khi được tư vấn.

Tư vấn sàng lọc khuyết tật bẩm sinh được thực hiện trong buổi khám thai đầu tiên, tiến hành xuyêt suốt trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa thai kỳ. Kết quả nhận diện các bất tường nhiễm sắc thể phản ánh tần suất xuất hiện các trường hợp vợ hoặc chồng mang gen bẩm sinh gây bất thường di truyền ở thai nhi, khả năng em bé mắc các vấn đề về sức khỏe hoặc mang nhiễm sắc thể bất thường ảnh hưởng đến quá trình phát triển. Từ đó bác sĩ sẽ tiên lượng và đưa ra hướng điều trị thích hợp.

Hình 2. Lấy mẫu máu xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm sàng lọc gồm siêu âm đo độ mờ da gáy từ tuần 11 đến tuần 14 thai kỳ và xét nghiệm máu từ tuần 13 đến tuần 19 – tuần 15 đến tuần 29 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ với xác suất gây sảy thai thấp. Ngoài ra, cần thực hiện xét nghiệm máu trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2 đối với sản phụ không thực hiện xét nghiệm tổng quát và xét nghiệm máu trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai, nhưng không đo độ mờ da gáy.

Xét nghiệm chẩn đoán trước khi sinh không xâm lấn (NIPT) hoặc xét nghiệm Cell-Free DNA (cfDNA) được thực hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ kết hợp đồng thời với các xét nghiệm thường quy. NIPT được thực hiện trên kết quả giải trình gen thế hệ mới phân tích các DNA tự do (cfDNA) của thai nhi trong máu thai phụ, từ đó đánh giá nguy cơ mắc bệnh liên quan đến bất thường của nhiễm sắc thể. Đây là xét nghiệm mới để sàng lọc trước sinh hỗ trợ phát hiện trisomy 21 và trisomy 18 với độ chính xác 99%, nhưng độ chính xác thấp đối với trisomy 13 hoặc các bất thường nhiễm sắc thể giới tính.

NIPT là xét nghiệm không xâm lấn vì lấy máu từ người phụ nữ mang thai, không tác động đến thai nhi. Kết quả NIPT không đưa ra câu trả lời chắc chắn về việc thai nhi có bệnh lý di truyền nhưng đưa ra xác suất mắc bệnh cao hay thấp. Trong một số trường hợp, kết quả NIPT cho thấy nguy cơ bất thường di truyền tăng lên nhưng không ảnh hưởng đến thai nhi – dương tính giả hoặc kết quả cho thấy nguy cơ bất thường di truyền giảm nhưng thai như bị giảm nhịp tim – âm tính giả. Vì NIPT phân tích cả cfDNA của thai nhi và thai phụ nên có thể phát hiện khả năng di truyền ở thai phụ.

Điều kiện cần và đủ để thực hiện xét nghiệm là trong mẫu máu người mẹ phải có số lượng cfDNA của thai nhi. Tỷ lệ cfDNA trong máu mẹ lấy từ nhau thai được gọi là tỷ lệ thai nhi. Tỷ lệ thai nhi > 4%, ở  tuần thứ mười của thai kỳ. Tỷ lệ thai nhi thấp có thể dẫn đến không thể thực hiện hoặc cho kết quả âm tính giả. Những lý do khiến tỷ lệ thai nhi thấp bao gồm xét nghiệm quá sớm trong thai kỳ, lấy mẫu không đúng cách, thai phụ bị béo phì và tình trạng mất kiểm soát các bất thường của thai nhi.

Hình 3. Cell-Free DNA – cfDNA

Để xác định thể dị bội nhiễm sắc thể, phương pháp phổ biến nhất là đếm các đoạn cfDNA của cả thai nhi và thai phụ. Nếu tỷ lệ % đoạn cfDNA từ mỗi nhiễm sắc cân bằng, thì thai nhi sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm sắc thể. Nếu tỷ lệ % các đoạn cfDNA từ một nhiễm sắc thể cụ thể quá cao hoặc quá thấy, thì thai nhi có nhiều khả năng mắc phải tình trạng tam nhiễm sắc thể. Kết quả sàng lọc dương tính kết hợp thêm với các kết quả chẩn đoán lấy mẫu trực tiếp từ nhau thai hoặc nước ối mới có thể đưa ra kết luận và phát đồ điều trị chính xác cho thai phụ và gia đình.

ThS. Nguyn Vân Hương Khoa K thut xét nghim y hc (Tng hp)

TÀI LIU THAM KHO

  1. Bernadeta Pietrzak et al, 2023, Circulating Microbial Cell-Free DNA in Health and Disease, J. Mol. Sci. 2023, 24(3), 3051; https://doi.org/10.3390/ijms24033051
  2. Rose et al, 2022, Screening for Fetal Chromosomal Abnormalities, ACOG Practice Bulletin, Number 226, Obstetrics & Gynecology 136(4):p e48-e69, October 2020.| DOI: 10.1097/AOG.0000000000004084

Call Now