Végétations Adénoides – VA: Cấu tạo, chức năng, bệnh lý và điều trị

Végétations Adénoides – VA bao gồm nhiều tế bào bạch cầu – lympho  ở vòm họng: khi hít thở, không khí vào mũi, qua VA vào phổi. VA có từ khi trẻ mới lọt lòng, lúc chưa bị viêm có kích thước nhỏ (4 – 5mm), mỏng, xếp theo hình lá nên dễ tiếp xúc với bên ngoài và với kích thước này thì đường thở hoàn toàn bình thường. Từ 6 tháng tuổi thì VA phát triển dần dần với chức năng miễn dịch nhằm ngăn cản sự xâm nhập của vi sinh vật, nói chung đến khoảng từ 6 – 7 tuổi thì teo hết, chỉ để lại vết ở tuổi dậy thì.

Với chức năng nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn, VA tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn, có thể bị vi khuẩn tấn công nếu sức đề kháng yếu, vệ sinh kém hoặc do chuyển mùa, khói bụi… gây nên viêm VA. Khi tổ chức lympho ở vòm mũi họng viêm thành khối to – sùi vòm họng gây cản trở hít thở không khí. VA phát triển đến 6 tuổi và không xuất hiện ở người lớn.

Viêm VA là bệnh thường gặp trong tai mũi họng, thường có 2 loại: cấp tính và mạn tính. Viêm VA cấp tính thường xảy ra ở trẻ ngay từ 6 – 7 tháng tuổi đến từ 4 – 7 tuổi, đôi khi gặp ở trẻ thành niên với triệu chứng sốt cao trên 380C kèm theo chảy nước mũi. Nước mũi ở những ngày đầu còn trong, lỏng sau đó dặc dần và có mủ. Trẻ thường bị ngẹt mũi, nhất là lúc trẻ ngủ hoặc thể hiện rõ ở các trẻ đang bú mẹ: trẻ bú không được liên tục mà thỉnh thoảng phải nhè đầu ti ra để thở và khóc. VA hay amidan nếu viêm quá phát sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Biến chứng phổ biến là ho, viêm phế quản, khó thở, nhất là dạng viêm phế quản co thắt. Sức khoẻ suy yếu xuất hiện tình trạng mệt mỏi, biếng ăn, ngủ kém hay quấy khóc, hơi thở hôi.

Viêm VA cp tính có biểu hiện nhẹ, chưa ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của trẻ nên trẻ vẫn ăn, uống, chơi, ngủ nên gia đình thường xem nhẹ hoặc bỏ qua. Nếu không phát hiện và điều trị sớm thì rất dễ chuyển thành dạng viêm VA mạn tính.

Viêm VA mn tính là dạng viêm kéo dài, biểu hiện nghẹt mũi và chảy mũi mạn tính. Nước mũi đặc, có mủ và chảy thường xuyên: Nếu tác nhân gây viêm là trực khuẩn mủ xanh – Pseudomonas aeruginosa thì nhày mũi có màu xanh nên được gọi là thò lò mũi xanh. Nghẹt mũi thường nghẹt cả ngày lẫn đêm, làm cho trẻ khó thở, vì vậy trẻ thường thở bằng miệng kèm theo ngủ ngáy to và thỉnh thoảng có cơn ngừng thở rất nguy hiểm.

Cụ thể bao gồm các biến chứng

Viêm VA cp tính

  • Đường thở bít tắc: cửa mũi sau bị tắc, việc thở bằng mũi bị cản trở, dịch ứ đọng và có mủ ở mũ
  • Lỗ thông khí vào tai giữa bị bít tắc, gây viêm tai giữa cấp, viêm tai giữa mủ, thủng nhĩ có thể dẫn đến giảm thính lực
  • Tiến triển thành viêm VA mạn tính
  • Có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ nếu biến chứng nặng
  • Khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ ngáy, bị giật mình nghiến răng khi ngủ hoặc bị đái dầm
  • Chậm phát triển thể chất và tinh thần ở trẻ: nghe kém, chậm chạp, kém hoạt bát

Viêm VA mn tính

  • Gây viêm xoang, viêm tai giữa cấp, viêm thanh quản, viêm khí quản, viêm phế quản
  • Trẻ không thở được bằng mũi, qua nhiều năm chóp mũi trở nên nhỏ hơn, xương hàm kém phát triển, răng hàm trên mọc lởm chởm, cằm nhô ra và to hơ
  • Trẻ bị chậm phát triểnthể chất và tinh thần
  • Có thể bị ngừng thở trong lúc ngủ
  • Bao gồm các biến chứng khác giống viêm VA cấp tính

Có thể áp dụng hai phương pháp điều trị viêm VA cho trẻ là nội khoa và ngoại khoa.

– Điều trị nội khoa: giữ vệ sinh mũi và họng, nhỏ mũi và súc miệng bằng nước muối loãng khi đi ngoài về hoặc sau khi ăn, sau đó kết hợp sử dụng kháng sinh, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ.

– Điều trị ngoại khoa – nạo VA: là kỹ thuật phổ biến và an toàn đối với trẻ cũng như không làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, nạo VA được chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm VA tái đi tái lại nhiều lần (trên 5 lần/ năm), thời gian kéo dài hơn 1 tháng
  • Xảy ra biến chứng viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang, rối loạn tiêu hóa và tiêu chảy thường xuyên
  • Kích thước VA phình quá to gây nghẹt mũi kéo dài, điều trị nội khoa không hiệu quả, có chứng ngưng thở khi ngủ, khó nuốt và khó nó

Chống chỉ định nạo VA với các trường hợp:

  • Người bệnh liên quan đến máu, bệnh tim nặng, bệnh lao đang phát triển
  • Viêm nhiễm cấp mũi họng
  • Nhiễm virus như cúm, sởi, sốt xuất huyết…
  • Bệnh nhân dị ứng, hen phế quản, hở hàm ế.
  • Đang uống hoặc đang tiêm phòng dịch

Tuy nhiên, khi bé thực hiện phẫu nạo VA mũi ở trẻ em ở những cơ sở điều trị không an toàn thì có thể gặp những nguy hiểm sau:

– Hiện tượng chảy máu sau khi nạo VA mũi ở trẻ em – biến chứng thường gặp nhất ở trẻ em sau khi nạo VA mũi ở trẻ em. Sau 5-7 ngày sau khi phẫu thuật, lớp phủ phần vảy bong ra thì sẽ có hiện tượng chảy máu vùng mũi. Cần tuân theo chế độ của bác sĩ thì sẽ ít gặp nguy cơ này.

– Nhiễm trùng vị trí phẫu thuật: Tình trạng này xảy ra khi dụng cụ phẫu thuật không được vô trùng hoặc bé không kiêng khem theo chế độ của bác sĩ

– Trẻ bị rối loạn hô hấp: Do trẻ có sức đề kháng kém và dị ứng với thuốc mê

– Trẻ bị đổi giọng: Do quá nhiều không khí thoát ra từ vùng mũi hoặc do trẻ ăn đồ lỏng hoặc đồ quá đặc thoát ra vùng mũi. Nếu tình trạng này xuất hiện từ 4- 6 tuần sau phẫu thuật thì bé phải bác sĩ để được điều trị

Để tránh những nguy hiểm có thể xảy ra sau phẫu thuật thì gia đình cần tìm đến các cơ sở y tế uy tín, các bệnh viện lớn có khoa tai mũi họng để được các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều kinh nghiệm trực tiếp nạo VA mũi ở trẻ em.

DS. Trần Thủy Tiên – Khoa KTXNYH (Tổng hợp)

Tài liệu tham khảo

Végétations : définition, symptômes, opération, ça repousse ?

https://sante.journaldesfemmes.fr/fiches-anatomie-et-examens/2717801-vegetations-definition-symptomes-operation-adenoides-hypertrophie-repousse-enlever/

Call Now